Yoga đối với các bệnh về tim mạch

Ai cũng biết rằng, Yoga giúp tăng sức khỏe cho cơ thể, tâm thần và tinh thần. Yoga khiến các phản xạ và phản ứng sinh lý học nhanh nhạy hơn. Luyện Yoga làm giảm nồng độ axit lactic, sản phẩm phụ của stress được tạo ra trong các mô cơ khi lượng ôxi cung cấp bị thiếu. Axit lactic được tiết ra trong quá trình nghỉ ngơi và đặc biệt là trong khi ngủ. Tuy nhiên, có một số tư thế trong yoga không thích hợp với người bị bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu (ví dụ tư thế cây nến)

5(X)

   Nếu tập sẽ làm triệu chứng bệnh nặng thêm. Tuy nhiên, vẫn có những tư thế Yoga hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh tim mạch.

Lợi ích của việc tập luyện Yoga cho người bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch vành (hay còn gọi là bệnh động mạch vành hoặc xơ vữa động mạch) là một trong những bệnh tim phổ biến nhất, tạo ra triệu chứng ngộp thở, thiếu dưỡng khí và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Theo thống kê ở Anh, có đến khoảng 70.000 người Anh mất mạng mỗi năm vì căn bệnh tim này. Nguyên nhân của bệnh tim mạch vành xuất phát từ việc hút thuốc nhiều, lượng cholesterol cao, cao huyết áp, thừa cân và ít vận động. Điều thú vị là, tập yoga có thể xóa bỏ tất cả những yếu tốt có hại này của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu của 2 đại học danh tiếng Harvard ở Mỹ và Erasmus ở Hà Lan đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên 2700 người có dấu hiệu mắc bệnh tim mạch vành. Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy những người tập yoga đều đặn sau 3 tháng đã giảm được khoảng gần 2,5kg, giảm lượng cholesterol và giảm cả áp lực máu. Thậm chí khi đối chiếu với những người uống thuốc thường xuyên, kết quả còn cho thấy những người tập luyện yoga còn giảm được huyết áp nhiều hơn gấp ba lần.

Vì vậy, người mắc bệnh tim nên tập luyện yoga đều đặn mỗi ngày và đúng cách. Sau một thời gian, người bệnh sẽ có mức đường huyết, huyết áp và nồng độ triglycerides giảm xuống một cách đáng kể. Sự giảm xuống của những yếu tố có hại cho tim mạch này tất yếu sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho người tập luyện. Một lý do nữa là tập luyện yoga cũng giúp trí não người bệnh trở nên trong sạch, không còn tình trạng lo lắng, căng thẳng, những yếu tố khiến căn bệnh này càng trở nên nghiêm trọng. Khi tập yoga thường xuyên, cơ thể người tập sẽ có sự tăng lên của thành phần antioxidant (thành phần chống ung thư) và sự giảm xuống của hormone cortisol (hormone gây ra stress), từ đó giúp giảm đáng kể các bệnh tim mạch do căng thẳng, mệt mỏi gây ra. Tập luyện yoga giúp cải thiện sức bền của tim và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có vấn đề về tim mạch. Với các bệnh nhân kết hợp tập yoga với chăm sóc y tế thông thường, họ sẽ có cơ thể dẻo dai hơn, giảm viêm cơ tim và có chỉ số chất lượng cuộc sống cao hơn. Rung tâm nhĩ là tình trạng nhịp tim đập nhanh và không đều, có thể dẫn đến đột quỵ và các biến chứng khác. Nhờ luyện tập yoga, chứng rung tâm nhĩ sẽ giảm bớt, nhịp tim cũng chậm hơn và huyết áp giảm.

Những lưu ý khi tập Yoga đối với người mắc bệnh tim mạch

Khi tập yoga, bạn cần luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên, thở ra thì phả thót bụng lại, dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu… Nếu thực hiện không đúng cách và đồng bộ, hít thở không phù hợp với từng phần tập chính của những động tác yoga chắc chắn sẽ không mang lại tác dụng nào cho sức khỏe. Ngược lại, còn có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh như trầm cảm, … khó có thể phục hồi được. Những người bị bệnh tim mạch trước khi luyện yoga cần lưu ý những điểm sau:

– Không nên để đầu ở vị trí thấp hơn tim nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp hay bong võng mạc.

– Nếu bị cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch, bạn chỉ nên giữ những tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đối với chứng cao huyết áp, hãy lót 2 cánh tay dưới đầu.

– Nếu bị chứng huyết áp thấp, nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.

– Nên bỏ thuốc lá, cà phê, nước trà và các thức uống có rượu. Không nên ăn bơ, sữa trâu lỏng, kem. trứng, thịt và các thức ăn có nhiều mỡ. Nên ăn mỡ thực vật. Không ăn các loại gia vị nóng, không cho quá nhiều muối vào trong thức ăn. Tránh ăn quá nhiều và không làm việc khuya, thức khuya.

– Bạn cũng cần lưu ý, tập yoga đòi hỏi sự kiên trì mới có tác dụng thật sự.

1 số bài tập Yoga dành riêng cho người mắc bệnh tim mạch

Shava Asana – Thư giãn

6
Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, không gối đầu. Mình, chân và tay thẳng, các cơ bắp đều buông lỏng. Thở bình thường, nhắm mắt.
 

Cách thực hiện:

  • Nhắm mắt 2 giây, mở mắt 2 giây. Nhắm và mở mở như vậy 3 – 4 lần.
  • Mở mắt và nhìn lên rồi nhìn xuống, nhìn thẳng, nhìn sang trái, sang phải rồi nhìn thẳng. Lặp lại 2 – 3 lần.
  • Há miệng gập lưỡi cho cong lên rồi ngậm miệng lại. Giữ vậy khoảng 10 giây. Mở mồm ra, đưa lưỡi về vị trí bình thường rồi ngậm mồm lại. Lặp lại quá trình này 2 – 3 lần.
  • Vừa nhắm mắt, vừa đưa cằm hướng về mũi bàn chân. Sau đó thư giãn chuyển dần lên trên khắp toàn thân: đầu gối, đùi, thắt lưng, cột sống, lưng, vai, cổ, cánh tay, lòng bàn tay và cánh tay.
  • Thở sâu và chậm. Khi hít vào dạ dày được nâng lên, khi thở ra nó được hạ xuống. Làm khoảng 10 – 12 lần như vậy.

Hàng ngày nên tập 2 – 3 lần một ngày. Mỗi đợt khoảng 30 – 40 phút. Thời gian tập tốt nhất là buổi sáng (trước khi ăn sáng), buổi chiều (sau khi ăn trưa 2 tiếng), buổi tối (sau khi ăn tối 2 tiếng).

Uttanpada Asana

7
Cách thực hiện:
Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa lên sàn, nhìn thẳng lên trần, hai tay xuôi, bàn tay úp, chân duỗi thẳng, hai gót chân chạm vào nhau. Thở bình thường.

  • Hít vào chậm và sâu qua mũi, giữ nhịp thở bình thường.
  • Duỗi căng hai bàn chân càng nhiều càng tốt.
  • Nâng từ từ hai chân lên cao, cách sàn 25 – 30cm, đầu gối thẳng, giữ tư thế đó 6 – 8 giây, vẫn thở bình thường.
  • Bắt đầu thở ra, đồng thời hạ từ từ hai chân xuống, khi chạm sàn là thở ra vừa hết.
  • Thở bình thường 2 nhịp (6 – 8 giây) rồi lại lặp lại qua trình trên.

Hàng ngày tập khoảng 4 lần và không quá 5 lần 1 ngày.

Pawanmukta Asana

9

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng trên sàn, hai tay buông thẳng. Nhìn lên phía trên

Cách thực hiện:

  • Nâng một đầu gối lên (bên phải chẳng hạn), áp đùi vào ngực.
  • Tay phải đỡ phía trước cổ chân phải, tay trái giữu đầu gối.
  • Đứng trên chân trái và giữ chân thật thẳng.
  • Giữ ở vị trí này 6 – 8 giây rồi lặp lại quá trình như vậy với chân kia.

Hàng ngày tập 6 – 8 lần trong mỗi ngày (3 – 4 lần với mỗi chân).

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204