Yoga cho người thoái hóa cột sống

(Học viện Yoga Việt Nam) – Cuộc sống của con người là một quá trình vận động không ngừng và chính sự vận động đó làm nên sự sống. Mọi công trình muốn đứng vững cần có nền móng, trụ cột. Con người là một kiệt tác của tạo hóa, không những đứng rất vững trên hai chân mà còn vận động, chuyển động từ rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế, dẻo dai và quyết liệt. Cột sống là trụ cột của cơ thể cũng là nơi chứa đựng thần kinh. Vậy thì cần làm gì khi trụ cột của cơ thể bị tổn thương? Bài viết này mình sẽ đưa ra cho các bạn một số gợi ý hữu hiệu.

Cột sống của chúng ta

Đầu tiên hãy điểm qua về cấu trúc và chức năng của cột sống. Cột sống của chúng ta là tập hợp gồm 33 đốt sống được chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi hệ thống giây chằng và hệ thống cơ. Cột sống gồm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7; 12 đốt sống ngực từ D1 đến D12; 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5; 5 đốt xương cùng từ S1 đến S5; các đốt xương cụt. Mỗi đốt sống gồm thân đốt sống ở phía trước và cung sau ở phía sau, giữa các thân đốt sống là đĩa đệm và đĩa đệm được dính chắc vào thân đốt sống và được giữ chắc bởi hệ thống dây chằng và hệ thống cơ bắp giữ vững vàng các đốt sống ở tư thế thẳng đứng. Cột sống như cây trụ cột giữ cơ thể đứng thẳng, cột sống liên kết với á xương tạo một thể thống nhất trong vận động. Vậy thì Yoga có tác động như thế nào đến cột sống của chúng ta khi bị tổn thương.

Tác động của Yoga đến cột sống

Mỗi động tác Yoga đều có những quy chuẩn riêng nhất định nên bạn có thể đưa cơ thể nói chung và phần khớp cột sống nói riêng về đúng vị trí của nó. Ngoài ra các động tác gập người, kéo thẳng chân giúp phần khớp cột sống được dãn ra, tạo điều kiện cho máu lưu thông và dây thần kinh không bị chèn vào các khớp. Nếu tập một thời gian dài không chỉ cơn đau biến mất mà còn thấy dáng mình thẳng đứng, lúc ngồi lâu cũng dễ chịu hơn vì mọi thứ đã về đúng chỗ của nó. Một điểm khác của Yoga mà vật lý trị liệu không làm được chính là việc tự chữa lành tổn thương bằng luồng khí. Bạn có thể tập trung vào hơi thở và hướng dòng năng lượng vào vị trí bị đau, nó sẽ được xoa dịu và chữa lành một cách nhanh chóng. Yoga làm cho khu vực bị đau nóng lên để làm dãn các cơ bị gồng cứng và giúp lưu thông các huyệt. Ngoài ra việc tập trung vào hơi thở giúp tâm trí của bạn được nhẹ nhàng hơn, tinh thần hưng phấn làm tăng hiệu quả bài tập. Yoga không còn là một môn tập rèn luyện sức khỏe thông thường nó không chỉ giúp cơ thể trở nên dẻo dai mà còn chữa được nhiều căn bệnh thường thấy. Nếu không có nhiều thời gian rảnh bạn hãy thử tập yoga tại nhà xem sao. Đảm bảo bạn sẽ hài lòng. Nhưng mình muốn lưu ý cho các bạn là nên tham khảo ý kiến của một số huấn luyện viên Yoga có king nghiệm hoặc nếu có điều kiên nên thuê một người để theo dõi quá trình tập. Như vậy vừa không bị nhàm chán khi tập và bạn có thể tránh được những tổn thương không đáng có.

Một số bài tập Yoga chữa thoái hóa cột sống bạn nên tham khảo:

  1. Tư thế “đứa bé”

Bài tập Yoga này là một động tác giúp làm lành những chấn thương nhẹ, cải thiện và chữa lành thoái hoá cột sống. Những lúc cảm thấy mệt mỏi hay bị choáng nhẹ, hãy thực hiện ngay bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống này nhé! Hướng dẫn: Ngồi trên phần gót chân, chúi phần trán xuống sàn (có lót đệm) rồi để 2 bàn tay qua 2 hai bên thân, dọc theo chân như trên hình, để ngửa lòng bàn tay. Từ từ ngồi hít thở sâu và chậm. 2. Tư thế “vặn mình thư giãn” Với bài tập Yoga chữa thoái hóa cột sống này, phần cột sống của bạn sẽ được kéo giãn, thư giãn, giúp hạn chế việc bị đau nhức vùng lưng. Hướng dẫn: Tư thế này bắt đầu với việc nằm ngửa, đầu gối phải co vào phía ngực rồi nghiêng qua phía tay trái của thân mình. Nếu thực hiện đúng động tác, bạn sẽ thấy phần cột sống mình bị kéo căng. Dang hai tay ra hai bên, tạo thành hình chữ “T”, mặt quay qua bên phải. Thực hiện ngược lại với phía bên kia. 3. Tư thế “sát tường” Động tác này làm xoa dịu vùng lưng dưới, giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn hoàn toàn. Hướng dẫn:

  • Nằm sát tường và gác chân cao lên tường như hình trên. Lưu ý nâng hông, đặt một cái gối mềm bên dưới phần lưng dưới để giúp phần lưng bạn được thoải mái.
  • Cố gắng để chân càng sát tường càng tốt. Hai tay đặt lên sàn nhà, ngửa lòng bàn tay lên trên. Nhắm mắt và hít thở sâu, đều.

4. Tư thế “vươn dài” Động tác “vươn dài” sẽ giúp xương cổ và xương cột sống trở nên chắc khoẻ, giúp giảm bớt tình trạng viêm cột sống và đau lưng của bạn. Không những thế, nó còn giúp bạn tăng khả năng dẻo dai và sự linh hoạt. Hướng dẫn:

  • .Đứng dang hai chân, khoảng cách ngang với vai, hít sâu rồi vươn 2 tay ra ngang với vai, úp bàn tay.
  • Thở ra nhẹ nhàng, xoay chân trái ra ngoài vuông góc 90 độ, xoay chân phải vào trong 45 độ, toàn bộ thân mình nghiêng qua trái. Đặt lòng bàn tay dưới sàn, phía trong chân trái. Tay trái đưa thẳng lên trời, vươn vai, ưỡn ngực, 2 tay tạo ra 1 đường thẳng.
  • Mắt hướng theo tay phải nhìn lên trời, giữ nhịp thở khoảng từ 5 đến 10 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu.

5. Tư thế “nằm ngủ” Tư thế này sẽ giúp cơ thể, tinh thần và thể lực của bạn được phục hồi và thư giãn. Ngoài ra, chúng còn cải thiện độ chắc khỏe của xương cột sống, những cơ vùng cổ và bụng rắn chắc hơn.  Hướng dẫn: Trong tư thế nằm ngửa, hai chân và hai tay duỗi thẳng hoặc dang sang 2 bên một chút, nhắm hờ 2 mắt. Ở tư thế trên, hãy cố tập trung trong lúc cơ thể ở trạng thái đang nghỉ ngơi.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204