Sự đè nén xương khớp – Các đốt sống cổ

(Học viện Yoga Việt Nam) – Bài trước tôi đã nói cơ thể chúng ta có 8 khớp chính và 8 khớp này quyết định phạm vi chuyển động của hẫu hết các tư thế Yoga.  Một trong 8 khớp thường xuyên diễn ra sự đè nén khi chúng ta thực hành Yoga đó là các khớp của đốt sống cổ. Có rất nhiều tư thế Yoga tác động vào những vùng cột sống này. Và đầu tiên để luyện tập đúng, như tôi đã nói hãy hiểu về cơ thể bạn. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của các đốt sống cổ trước.

Giãi phẫu đốt sống cổ

Cột sống cổ gồm 7 đốt sống đầu tiên từ C1 đến C7, bắt đầu ngay dưới xương sọ chúng ghép lại với nhau cong hình chữ C hướng ra sau và không gắn với hệ xương nào ngoài hộp sọ. Chúng tạo nên ống sống chứa tủy sống bên trong, đồng thời có lỗ mỏm ngang cho động mạch đốt sống đi qua. Cột sống cổ chia làm hai phần cột sống cổ cao và cột sống cổ thấp. Cột sống cổ cao gồm 2 đốt sống đầu tiên (C1,C2) có cấu tạo khác hơn so với đốt sống còn lại, chúng đặc trưng bởi nhiều trục xoay. Đốt sống C1 gắn với hộp sọ với 2 khớp khá phẳng, khớp này cho phép chúng ta cúi đầu về phía trước và ngửa ra phía sau, phần động mạch cổ nằm giữa hộp sọ và đốt sống C1 vậy nên nếu bạn cố ngửa cổ ra phía sau có thể bị ngất do chèn vào mạch máu này. Cột sống cổ thấp gồm những đốt sống còn lại (C3 đến C7) có thân đốt sống phía trước và cung đốt sống ở phía sau.

Chúng ta có thể nhận thấy sự đè nén ở vùng này khi thực hiện các tư thế ngã cổ ra sau hay gập về phía trước. Bạn có nghĩ chuyển động đơn giản này giống nhau ở tất cả mọi người. Vậy thì bạn nhầm rồi, kể cả những chuyển động dù đơn giản nhất nhưng cấu trúc xương khớp khác nhau cũng tạo ra một phạm vi chuyển động khác nhau. Mỗi người có một giới hạn căng vùng này khác nhau. Một số người có thể gập về trước và ngã ra sau rất sâu và ngược lại. 

Bạn có thể nhận thấy sự đè nén trong tư thế gập cổ và ngã cổ ra sau

Lúc chúng ta ngã sau thanh quản sẽ bị căng, giọng nói của chúng ta cũng thay đổi, cơ trước cổ bị căng ra và khi bạn hơi kéo đầu mình ra sau bạn sẽ nhận thấy sự đè nén xảy ra làm bạn không thể di chuyển thêm được nữa. Và sự đè nén cũng diễn ra khi bạn gập cổ về phía trước, bạn không thể di chuyển cằm của bạn thêm nữa vì sự đè nén cũng xuất hiện. Bạn hãy thử xem góc bạn tạo được khi gập để cằm có thể chạm xương ức và khi bạn ngã ra sau sẽ là bao nhiêu độ. Có thể là 140, 110, hay chỉ được 92 thôi. Con số đó tùy thuộc vào cấu trúc xương khớp của bạn. Như tôi, tôi có thể tạo được 1 góc chừng hơn 120 độ. Bạn có thể đưa cằm về sát ức rất dễ dàng hoặc không thể chạm được. Hãy thử xem nhé! Nếu như bạn là người mới tập Yoga thì có thể sự giới hạn đó do cơ sau cổ quy định, khi cơ sau cổ của bạn kém đàn hồi. Còn nếu bạn luyện tập Yoga đã lâu thì đó chắc chắn đó là sự đè nén của xương khớp.

Đừng so sánh bạn với bất cứ ai bởi vì chúng ta sinh ra khác nhau và Yoga với mỗi người cũng khác nhau. Hãy luyện tập thế nào để cơ thể của mình thực sự được thoải mái nhất.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204