“Mở ngực” trong Backbend

(Học viện Yoga Việt Nam) – Bạn luyện tập Yoga, hẳn rằng khi thực hiện các tư thế ngã sau hay Chim bồ câu người hướng dẫn bạn luôn luôn nhắc bạn “Mở rộng ngực đi”. Vậy thì việc mở ngực nó quan trọng như thế nào khi chúng ta thực hiện các tư thế uốn cong vùng thắt lưng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu! Hãy nhớ lại cấu tạo cột sống của chúng ta, nó là những đốt sống chồng lên nhau và giữa nó là đĩa đệm. Hãy tưởng tượng cột sống như những chiếc lò xo vậy, khi chúng ta muốn uốn cong thì hiển nhiên trước tiên phải kéo dãn nó ra.Giữa các đĩa đệm có phần thạch nó sẽ làm giảm áp lực lên cột sống. Nếu bạn không làm cho không gian giữa 2 đốt sống rộng ra thì phần thạch không có nhiều không gian để di chuyển, nó sẽ tạo áp lực lên các đĩa đệm.

Giữa hai đốt sống là các đĩa đệm làm giảm áp lực lên cột sống

Khi thực hiện các tư thế Backbend hẵn bạn đã quen với khẩu lệnh “Mở ngực đi!” bạn thắc mắc không hiểu để làm gì. Bạn nhớ rằng khi thực hiện các tư thế ngã sau thì phần dễ uốn cong nhất đó là vùng thắt lưng, thế nhưng như tôi đã nói nhiều lần thì phần cột sống thắt lưng rất linh hoạt nhưng lại rất dễ bị chấn thương, nó không được bảo vệ bởi bất kì xương nào hết. Vậy mở ngực có liên quan gì? Việc chúng ta mở ngực tức chúng ta đang giảm áp lực lên phần thắt lưng và dồn đều lực lên cho vùng cột sống ngực và các phần khác. Đồng thời như ở trên tôi nói muốn uốn cong thì cần kéo giãn khi chúng ta mở ngực thì cột sống vì thế mà được kéo dãn. Khi bạn mở ngực tốt thì những tư thế ngã sau của bạn sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm chấn thương vùng thắt lưng đáng kể. 

Biết cách mở ngực trong tư thế ngã sau bạn sẽ an toàn hơn trong tập luyện

Một điều nữa các tư thế Backbend – uốn cong lưng về phía sau là các tư thế để kích hoạt luân xa số 4 – Anahata chakra.  Vị trí của Chakra này nằm ở trung tâm của vùng ngực – luân xa của tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Chính vì các tư thế backbend có mục đích là kích hoạt luân xa này nên “nhiệm vụ quan trọng” nhất của nó là “mở ngực” chứ không phải là uốn thật cong phần thắt lưng. Khi phần ngực được mở, các cơ gian sườn được kéo dãn, giúp cho việc thở bằng cơ hoành dễ dàng hơn rất nhiều, kích thích sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa, giúp bảo vệ của các đĩa đệm của cột sống. Tuy vậy phần xương sống ngực lại là phần khó uốn cong nhất bởi nó được gắn với khung sườn nên nhiều người khi tập sẽ uốn rất cong phần thắt lưng chứ không phải phần cột sống gắn với khung sườn. Bản thân trong toàn bộ cột sống thì phần thắt lưng là phần linh hoạt nhất nhưng cũng yếu nhất, nó phải gánh toàn bộ phần cơ thể phía trên nhưng bản thân nó lại không được sự hỗ trợ nâng đỡ bởi bất cứ xương nào. Như vậy nếu bạn dùng nó quá sức chịu đựng thì nguy cơ tổn thương là rất cao.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204