Kỹ thuật hay cảm nhận!

(Học viện Yoga Việt Nam) – Bạn là một tín đồ Yoga, bạn có quan tâm tới kỹ thuật, bạn có quan tâm tới cảm nhận của mình. Hãy dừng lại để cảm nhận xem điều bạn đang quan tâm là cái gì. Kỹ thuật hay cảm nhận?

Kỹ thuật trong thực hành Yoga là thứ rất nhiều người tập Yoga mong muốn có được, không ngừng trau dồi, bổ sung, tìm tòi và học hỏi … Họ coi kỹ thuật là thứ kiến họ làm được các tư thế khó, có kỹ thuật thì sẽ đảm bảo cho họ thực hiện các tư thế thật an toàn. Và họ nghĩ rằng người ta luyện tập hơn nhau ở kỹ thuật. Thế nhưng bạn quan tâm tới kỹ thuật nhưng cùng với đó bạn có cảm nhận được cơ thể mình.  Nếu bạn quá chú trọng vào kỹ thuật mà quên đi cái gốc của nó làm chúng ta trở thành những cái máy, làm việc như một nguyên lý đã vạch sẵn từ trước. Bạn biết rằng Yoga chú trọng vào hơi thở, vào tâm linh và vào những nguồn năng lượng bên trong cơ thể còn hơn là những tư thế, vẻ đẹp bên ngoài. Bạn quan tâm quá nhiều vào kỹ thuật chắc chắn bạn sẽ bỏ qua cảm nhận của mình. Mục đích lúc này bạn đến với Yoga để chinh phục các tư thế khó chứ không phải tìm kiếm lại chính mình.

Thật ra, bản thân “Kỹ thuật” không có lỗi, nó hoàn toàn đúng khi bạn làm bất cứ việc gì chứ không chỉ riêng tập luyện Yoga. Thế nhưng kỹ thuật chỉ là cái ngọn là cái bên ngoài, nếu chúng ta sử dụng kỹ thuật một cách máy móc, thiếu hiểu biết thì vô tình gây hại cho cơ thể mà trong Yoga gọi là chấn thương. Kỹ thuật trong Yoga khác với kỹ thuật ở các công việc khác, kỹ thuật chỉ đúng với từng cơ thể, theo từng thời điểm và theo từng động tác, mỗi người sẽ luyện tập theo kỹ thuật mà cơ thể có thể đạt được chứ không theo kiểu đại trà. Với một số người yếu phần chân, giáo viên sẽ yêu cầu họ ấn nhiều ngón chân cái xuống sàn, một số người khác lại được yêu cầu kéo xương mu hướng về phía ngực, một số người khác lại được yêu cầu kéo xương bánh chè lên, người khác lại được yêu cầu kẹp block bào giữa 2 đùi, hay nhiều khi được yêu cầu làm những thứ không liên quan đến chân như thả lỏng lưng…  Tại sao lại có sự áp dụng khác biệt này, bởi họ nhìn ra được phần “yếu” của từng người, với mỗi phần yếu đó họ sẽ kê đơn cho phù hợp.

(Kỹ thuật và cảm nhận. Bạn chọn gì?)

Thêm vào đó, quá quan tâm đến từng tiểu tiết bên ngoài làm chúng ta mất đi kết nối với những điều lớn hơn, quan trọng hơn rất nhiều. Tất nhiên với những người mới tập, sử dụng một số kỹ thuật là cần thiết, nhưng khi nhận thức về cơ thể tốt hơn, hãy tăng cường cảm nhận, tăng cường kết nối với bên trong cơ thể mình.  Đến một lúc nào đó, khi bạn có một số kiến thức nhất định về cơ thể, bạn sẽ thấy việc sáng tạo ra các kỹ thuật là vô cùng đơn giản, với một tư thế bạn có thể sáng tạo ra hàng trăm kỹ thuật để cải thiện tư thế của mình và học sinh của mình, tùy theo điều kiện về thể chất của người tập.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204