Chấn thương vùng cổ – Cái nhìn sâu sắc từ bên trong

(Học viện Yoga Việt Nam) – Trong quá trình luyện tập Asanas ngoài chấn thương ở vùng lưng thì chấn thương ở vùng cổ cũng hay gặp. Không chỉ ở các tư thế đứng bằng cổ (Tư thế trồng chuối) mới có nguy cơ gây chấn thương vùng cổ mà đối với các tư thế ngã sau hay những tư thế cơ bản nếu bạn không tập đúng thì cũng có thể gây ra chấn thương ở vùng này. Đốt sống cổ rất nhạy cảm vì là nơi có hệ thống mạch máu lớn và dây thần kinh đi qua. Việc tổn thương ở khu vực này có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê chân tay thậm chí là hẹp tủy gây liệt và tử vong.

(Vị trí đốt sống cổ)

Cột sống cổ gồm 7 đốt sống đầu tiên từ C1 đến C7, bắt đầu ngay dưới xương sọ chúng ghép lại với nhau cong hình chữ C hướng ra sau và không gắn với hệ xương nào ngoài hộp sọ. Chúng tạo nên ống sống chứa tủy sống bên trong, đồng thời có lỗ mỏm ngang cho động mạch đốt sống đi qua. Cột sống cổ chia làm hai phần cột sống cổ cao và cột sống cổ thấp. Cột sống cổ cao gồm 2 đốt sống đầu tiên (C1,C2) có cấu tạo khác hơn so với đốt sống còn lại, chúng đặc trưng bởi nhiều trục xoay được đặt tên là đốt đội (C1) và đốt trục (C2). Đốt sống C1 gắn với hộp sọ với 2 khớp khá phẳng, khớp này cho phép chúng ta cúi đầu về phía trước và ngửa ra phía sau, phần động mạch cổ nằm giữa hộp sọ và đốt sống C1 vậy nên nếu bạn cố ngửa cổ ra phía sau có thể bị ngất do chèn vào mạch máu này.Cột sống cổ thấp gồm những đốt sống còn lại (C3 đến C7) có thân đốt sống phía trước và cung đốt sống ở phía sau. Đặc điểm chung của đốt sống cổ là có mỏm ngang chứa lỗ mỏm ngang, là nới động mạch đốt sống cổ đi qua.

(Giãi phẫu đốt sống cổ C1 và C2)

Trong quá trình vận động thì cơ thể là một thể thống nhất, vậy nên các đoạn đốt sống cũng có sự thống nhất trong hoạt động. khi cột sống vận động thì tự động các đốt sống cổ cũng vận động theo, nó sẽ gập về phía trước khi phần thắt lưng và cột sống ngực gập về phía trước, nó sẽ duỗi, uốn cong về phía sau khi thắt lưng và đốt sống ngực duỗi, uốn cong về phía sau. Nếu trong khi luyện tập bạn định tuyến không đúng thì sự liên kết hay ‘thẳng hàng” của các xương, khớp, cơ sẽ lệch nhau và gây ra chấn thương. Vậy nên trong quá trình luyện tập để các đốt sống cổ được an toàn bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Đối với các tư thế đứng như chào mặt trời, chiến binh bạn hãy ý thức giữ ổn định phần hông và thắt lưng, ngực mở, vươn dài cổ rồi sau đó mới từ từ hướng mắt nhìn lên lúc đấy các đốt sống cổ sẻ được chuyển động từ từ và không đột ngột.
  • Đối với các tư thế uốn cong lưng liên quan đến vùng cột sống cổ như rắn hổ mang, cái cung, bồ câu… hãy đảm bảo vùng cổ được kích hoạt chỉ khi các cơ này được xiết bạn mới nên ngã cổ ra phía sau.

Đối với hai loại tư thế đứng hay tư thế uốn cong lưng việc quan trọng nhất là vươn dài cổ để tạo khoảng trống giữa các đốt sống sau đó mới thực hiện tư thế uốn cong cổ ra phía sau. Sau khi thực hiện xong các tư thế đó để thoát khỏi các tư thế ngã cổ việc đầu tiên bạn nên đưa cằm về cổ đâu đó co ngắn vùng cơ trung tâm kéo cột sống trở lại trạng thái bình thường. Chấn thương ở vùng cổ có thể đến từ nhiều tư thế khác nhau hoặc từ chính thói quen hàng ngày của chúng ta khi các bạn ngồi làm việc quá lâu cổ luôn gập về phía trước mà không có ý thức kéo dài nó ra.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204