7 tư thế Yoga cho người bị đau dạ dày

(Học viện Yoga Việt Nam) – Các bệnh về dạ dày thường do rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.Triệu chứng của đau dạ dày luôn làm chúng ta cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Hãy đến với Yoga như những liệu pháp phục hồi tự nhiên và đảm bảo an toàn. Cùng với việc tập luyện hãy điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Cùng chúng tôi thực hiện những bài tập sau để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Kỹ thuật thở Yoga

Tư thế thực hiện kỹ thuật thở

  • Ngồi trên nền nhà, gập đầu gối chân phải lại để bàn chân phải lên đùi trái và ngược lại, không để hai bàn chân chạm sàn nhà. Hai tay để lên hai đầu gối, cong ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, các ngón khác duỗi thẳng, ngồi thẳng lưng.
  • Hít thở vào và thở ra sâu và nhanh cho đến khi thấy mệt lữ. Lấy không khí vào, giữ nhịp, đồng thời dùng tay bịt hai lỗ mũi lại (dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón út). Sau đó thở ra. Làm như vậy nhiều lần trong 1 – 5 phút.

Tư thế Chiếc Thuyền

  • Nằm ngửa trên thảm tâp, mặt đối diện với trần nhà. Sau đó để 2 cánh xuôi theo thân và áp 2 lòng bàn tay xuống sàn nhà. Sau đó hít thở đều đặn để duy trì trạng thái thả lõng của cơ thể.
  • Sau đó hít 1 hơi, nhấc cả 2 chân lên phía trên và tạo với sàn nhà 1 góc 45 độ, trong khi nhấc chân lên bạn cố gắng giữ cho đôi chân luôn thẳng.

Tư thế Con Thuyền

  • Sau khi đã giơ chân lên đúng với hướng dẫn, bạn chồm người về phía trước với đôi tay cũng giơ thẳng và hướng về phía trước. Lúc này tư thế cơ bản nhất là đôi tay của bạn sẽ song song với đôi chân, nếu cơ thể của bạn dẻo tốt, hãy cố gắng chồm người tới dùng đôi tay chạm vào 2 bàn chân. Lúc này cơ thể của bạn chỉ tiếp xúc với sàn nhà thông qua mông, mọi lực của cơ thể lúc này cũng đổ dồn xuống mông. Giữ tư thế này từ 10 – 20 giây.
  • Sau đó thở ra, thả lỏng cơ thể trở về vị trí ban đầu, khi thả lõng cơ thể bạn nên để 2 tay xuôi thân, lòng bàn tay ngửa lên 1 cách tự nhiên, 2 chân duỗi thẳng, lòng bàn chân hướng ra 2 bên khác nhau.  Sau đó tiếp tục thực hiện động tác này từ 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện sức khỏe của mình.

Tư thế Co gối

Tư thế Co gối

  • Nằm ngữa thư giãn, hít thở thật sâu rồi nâng chân phải lên một góc 45 độ, chân trái giữ yên trên sàn, vừa hít thở vừa nâng chân phải lên cho đến vuông góc với sàn nhà.
  • Sau đó co đầu gối phải lại, dùng hai bày tay đan chéo nắm lấy bắp chân, hít vào thờ ra, nâng đầu lên xuống nhịp nhàng 5 lần.

Tư thế Cánh Cung

Tư thế Cánh Cung

  • Nằm sấp trên sàn, co hai đầu gối lên trên, dung hai tay duỗi thẳng ra sau nắm lấy hai cổ chân. Phần đầu và ngực nâng lên tạo cho cơ thể giống như một mũi tên. Hướng người lên, tập trung toàn bộ trọng lượng ở vùng bụng.
  • Giữ nguyên tư thế này trong một thời gian ngắn đến khi cơ thể không chịu đựng được, sau đó từ từ trở về tư thế ban đầu.

Tư thế Con Châu Chấu

Tư thế Con Châu Chấu

  • Nằm úp trên sàn, hít thở chậm và sâu qua mũi. Nâng nhẹ đầu và tì cằm trên sàn nhà, giữ chặt bàn tay và cánh tay.
  • Tiếp đó giữ chặt hai chân và nâng lên càng cao, càng nhanh càng tốt, giữ nguyên tư thế này trong 5-6 giây hoặc ít hơn. Thở ra và từ từ từ hạ hai chân xuống, nghiêng đầu, đặt má xuống sàn nhà, toàn thân thư giãn, nghỉ 5 giây và làm lại.

Tư thế Gập người về trước

Tư thế Cúi gập người

  • Ngồi vuông góc với sàn nhà, hai chân duỗi thoải mái. Từ từ gập cong người xuống, để ngón táy trỏ chạm ngón chân cái, giữ cho khuôn mặt nằm giữa hai đầu gối và hai cánh tay trên nền nhà.
  • Lúc này là thời gian thư giãn cơ bụng và đầu gối, vừa thư giãn vừa hít sâu, thở ra, thực hiện động tác này 2-3 lần, sau đó nâng người lên và trở về ban đầu.

Tư thế Xác Chết

Tư thế Xác Chết

  • Khi bạn thực hiện tư thế Xác chết, nằm ngửa, đắp một cái mền nếu bạn cảm thấy lạnh. Tay thẳng và chân hơi cách nhau ra, lật ngửa lòng bàn tay, các ngón tay sẽ tự nhiên hơi co lại.
  • Nhắm mắt lại. Đừng cử động một cơ bắp nào của thân thể kể cả mi mắt.Hãy giữ hoàn toàn bất động giống như khi bạn đã chết. Trí bạn đắm chìm vào luồng hơi thở trong trạng thái mát mẻ và an bình.

Hãy kết hợp Yoga với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204