6 bài tập Yoga ngăn ngừa loãng xương

(Học viện Yoga Việt Nam) – Theo Stylecraze, thông thường nhiều người hiểu khi bị loãng xương chỉ cần bổ sung canxi bằng thuốc hoặc thực phẩm, sữa là đủ. Nhưng còn có cách bổ sung canxi bằng cách tập thể dục, hay các bài tập yoga cực hay dưới đây.

Tư thế Nửa Vầng Trăng

Tư thế Nửa Vầng Trăng

  • Xoay chân phải 90 độ, khi đó ngón chân quay về hướng trước thảm. Hơi xoay nhẹ chân trái. Gióng gót chân trước thẳng hàng với giữa lòng bàn chân sau.Bắt đầu bằng tư thế đứng. Xoay người sang trái và bước chân trái rộng ra. Giơ tay cao ngang vai, dang rộng ra hai bên. Hai bàn chân dang rộng ngang cổ tay.
  • Nghiêng người sang phải, đẩy hông về trước, chân trái giơ lên ngang hông, hạ người xuống chạm tay xuống sàn. Lưu ý chân phải thẳng, tay thẳng. Tay trái hướng thẳng lên trời, duỗi thẳng bàn chân.
  • Điều chỉnh cho vai trái nằm trên vai phải và hai vai thẳng hàng. Quay đầu nhẹ nhàng, mắt nhìn theo ngón tay trái.
  • Giữ tư thế trong 30 giây sau đó đổi bên.

Tư thế Vặn Cột Sống

Tư thế Vặn Cột Sống

  • Ngồi thẳng lưng trên sàn, gập chân trái lại và đặt gót chân dưới mông phải.
  • Gập đầu gối phải và đặt bàn chân phải phía ngoài đầu gối trái.
  • Chống tay phải xuống sàn, gập cánh tay trái lại và tì vào đầu gối phải, ngón tay hướng lên trần nhà, đồng thời xoay người sang bên phải.
  • Giữ nguyên tư thế trong 15 giây, sau đó lặp lại động tác này nhưng đổi bên.

Tư thế Con Châu Chấu

Tư thế Con Châu Chấu

  • Đặt hai tay xuống sàn dọc theo hai bên hông, hai lòng bàn tay úp xuống. Đặt cằm xuống sát sàn.Nằm sấp, hai chân duỗi ra phía sau. Đặt lưng hai bàn chân sát sàn, cách nhau bằng chiều rộng của hai bắp đùi.
  • Lắc thân qua lại để cho hai tay luồn vào dưới thân rồi bện mấy ngón tay lại với nhau. Phần trước của hai tay phải nằm phía bên trong các xương bắp đùi và hai cùi chỏ càng sát nhau càng tốt.
  • Thư giãn hai vai và rướn hai bàn tay xuống đến hai bàn chân để kéo giãn hai tay.
  • Thở ra đồng thời ấn hai bắp đùi và khung chậu xuống sàn.
  • Duỗi hai chân ra phía sau rồi hít vào đồng thời nâng hai chân lên về phía trần nhà. Ấn hai tay và bàn tay xuống sàn.
  • Giữ tư thế từ 5 đến 30 giây.

Sau khi thực hiện tư thế này, nên thực hiện một tư thế khom người ra phía trước, chẳng hạn như tư thế Em bé để thư giãn phần lưng dưới.

Tư thế Cái Cây

Tư thế Cái Cây

  • Bắt đầu bằng tư thế đứng, hai chân rộng bằng hông, hai bàn tai đặt lên hông.
  • Dồn trọng lượng cơ thể lên chân trái, chân phải gập cong lại, bàn chân phải đặt lên phần đùi trong của chân trái. Bạn có thể bắt đầu từ những điểm thấp hơn như mắt cá chân, và nâng cao dần lên nếu chưa quen tập.
  • Lòng bàn tay úp vào nhau, đặt phía trước ngực ở tư thế cầu nguyện. Khi hít vào, mở rộng vòng tay qua vai, tách hai bàn tay ra và đối mặt với nhau.
  • Giữ tư thế 30 giây đến 1 phút.
  • Hạ thấp xuống và lặp lại ở phía đối diện.

Tư thế Cúi Gập Người

Tư thế Cúi gập người

  • Đứng thẳng trên thảm tập, hai chân mở rộng bằng hông.
  • Giơ tay lên cao khỏi đầu, hít vào và uốn cong người về phía trước.
  • Thở ra, cúi gập người xuống và đặt 2 bàn tay lên cẳng chân.
  • Giữ nguyên tư thế trong 15 giây đồng thời hít thở sâu.

Tư thế Chiến Binh

Tư thế Chiến Binh I

  • Đứng ở tư thế trái núi, hai chân bám chắc xuống sàn, dồn trọng lượng cơ thể sang chân trái. Bước chân phải xuống sao cho khoảng cách theo chiều dọc từ 1 – 1,2 m hoặc bằng chiều dài cẳng chân sao cho phù hợp với chiều cao từng người. Khoảng cách theo chiều ngang là 1 bàn tay
  • Xoay bàn chân trái 900 sao cho đùi song song với sàn nhà, xoay bàn chân phải lên 1 góc 150. Đồng thời xoay hông sang trái.  Chậm rãi chùng đầu gối chân trước, siết chặt cơ đùi chân sau, thẳng gối chân sau
  • Nâng hai tay của bạn lên, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Đưa vai ra sau tai.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204