6 bài tập Yoga cho người Huyết áp thấp

(Học viện Yoga Việt Nam) – Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì việc luyện tập yoga có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ và kiểm soát căn bệnh huyết áp cao cũng như ngăn chặn các hậu quả của căn bệnh này gây ra. Vậy còn đối với những người bị huyết áp thấp thì sao, câu hỏi đặt ra là liệu những người bị huyết áp thấp có nên tập yoga? Câu trả lời cho câu hỏi huyết áp thấp có nên tập yoga tất nhiên là có. Khoa học đã chứng minh bệnh nhân của chứng huyết áp thấp hoàn toàn có thể luyện tập các động tác yoga bởi vì chúng có những tác động rất tốt trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng không phải tất cả các động tác yoga đều có lợi cho người huyết áp thấp, hay nói cách khác vẫn có những động tác yoga nên tránh nếu như không muốn gây nguy hại tới sức khỏe của người bệnh.

Các bài tập yoga nên tránh áp dụng đối với người bị huyết áp thấp

Các tư thế trong bài tập yoga mà có thể dẫn tới việc thay đổi áp suất của máu trong não một cách đột ngột cần phải được tránh luyện tập cho bệnh nhân huyết áp thấp. Do đó, trong khi luyện tập yoga, nếu có các chuyển tư thế từ gập sang ngọn núi, từ nằm sấp chuyển sang ngồi hay từ đứng bằng đầu sang tư thế đứa trẻ thì người luyện tập cần lưu ý thực hiện chúng nhẹ nhàng và cẩn thận hết sức có thể, đồng thời phối hợp với nhịp thở đều đặn và sâu.

Các tư thế yoga có ích cho người huyết áp thấp

Ngược lại, những tư thế nhẹ nhàng trong yoga có tác dụng kích thích và hỗ trợ hoạt động tuần hoàn máu lên não cũng như các hoạt động hỗ trợ chức năng của thận nên được áp dụng đối với người bị huyết áp thấp. Một số tư thế Yoga cho người huyết áp thấp như tư thế Chó úp mặt, tư thế Lạc đà, Tư thế Ngồi gập người, tư thế Đứng trên vai, tư thế Rắn hổ mang và ngồi thiền.

Tư thế gập người về phía trước

Hướng dẫn:

Tư thế Gập người về trước

  • Ngồi thẳng lưng, chân duỗi thẳng trước. Các ngón chân thả lỏng. Hít vào và nâng 2 tay lên qua đầu, kéo dãn cánh tay
  • Thở ra và gập người về phía trước. Cảm nhận phần gập là hông bạn. Cằm cố gắng chạm chân
  • Kéo căng cánh tay ra xa nhất có thể.
  • Hít vào, sau đó ngẩng đầu một chút, kéo giãn cột sống
  • Thở ra và cố gắng gập sao cho rốn của bạn chạm chân
  • Lặp lại mấy lần, sau đó giữ đầu bạn đặt lên chân
  • Hít vào và trở lại tư thế ngồi, tay vương cao qua đầu
  • Thở ra và hạ tay xuống

Khi tập tư thế này trong khoảng từ 30 đến 60 giây, các đốt xương sống và phần cơ quan ở dưới ổ bụng sẽ được kéo căng.

Tư thế Đứng trên vai

Hướng dẫn:

Tư thế Đứng trên vai

  • Nằm ngửa, hai tay xuôi theo thân, lòng bàn tay úp xuống thảm.
  • Hít vào, hai chân sát vào nhau, đưa lên qua đầu. Dùng hai cùi chỏ làm điểm tựa, hai bàn tay đỡ vào vùng eo, nâng thân người lên thẳng đứng.
  • Cằm và ngực sát vào nhau làm thành góc vuông. Mắt nhìn vào hai đầu ngón chân cái. Thở ra bình thường.

Tư thế này còn có tên gọi là Sarvangasana, sẽ giúp cho việc kích thích đưa máu lên não đồng thời hỗ trợ hoạt động của tuyến yên và tuyến giáp. Mỗi lần tập bạn nên thực hiện tư thế này trong khoảng 30 giây để giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, hỗ trợ cho việc điều trị huyết áp thấp.

Tư thế con Chó úp mặt

Hướng dẫn:

Tư thế Chó úp mặt

  • Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông. Hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng sử dụng toàn bộ bề mặt của bàn tay gồm các ngón tay và lòng bàn tay áp chặt xuống sàn, ép ngón cái và ngón trỏ xuống..
  • Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, hai chân duỗi thẳng cố gắng cảm nhận nguồn năng lượng đang chạy ngược theo cánh tay, làm cho cánh tay mạnh mẽ và rắn chắc hơn. Cảm nhận ngón cái hai bàn tay như dính vào nhau để xoay nhẹ hai bàn tay vào bên trong một chút.
  • Dịch chuyển hai tay lên phía trước, lùi chân về phía sau để kéo dài thân người.  Ép chặt bắp đùi khi di chuyển
  • Giữ tư thế này từ 1 đến 3 phút, chú ý vào hơi thở. Sau đó từ từ gập đầu gối lại và trở về tư thế Đứa Trẻ.

Trong bài tập Yoga, tư thế này có tên gọi là Adho Mukha Svanasana, tác dụng của nó là gia tăng lượng máu cung cấp cho não cũng như các bộ phận khác bao gồm phần ngón tay, cổ, và ngón chân

Tư thế Rắn hổ mang

Hướng dẫn:

Tư thế Rắn hổ mang

  • Nằm sấp, hai tay xuôi theo cơ thể, má phải chạm thảm.
  • Hai bàn tay đặt phía dưới vai, hít vào nâng cơ thể lên, mở rộng lồng ngực, vươn cao đầu, giữ nguyên tư thế và nín thở 8 giây.
  • Thở ra nhẹ nhàng hạ người xuống, về tư thế ban đầu.

Tư thế này sẽ giúp cho xương sống và phần khớp trên cơ thể được kéo căng.

Tư thế Pranayama

Tư thế ngồi Thiền

Là một tư thế khá đặc biệt, người tập sẽ ngồi thiền, khoanh hai chân và dùng một ngón tay bịt một bên cánh mũi, thở sâu bằng cánh mũi còn lại. Đây là một trong những động tác yoga rất có lợi cho người bị huyết áp thấp.

Tư thế Con lạc đà

Hướng dẫn:

Tư thế Con lạc đà

 

  • Từ tư thế Kim Cương, nâng người lên quỳ trên hai gối. Hai đầu gối rộng bằng hông, dựng bàn chân vuông góc.
  • Đặt hai bàn tay sau lưng, hít vào, thở ra từ từ đẩy hông về phía trước, ngả đầu ra sau theo khả năng.
  • Giữ trong thời gian 45s – 1 phút.

Người tập sẽ thực hiện uốn cong mình ngược về phía sau lưng, hai tay chống lên hai phần gót chân.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204