Mỗi ngày một tư thế – Tư thế Chó úp mặt

(Học viện Yoga Việt Nam) – Một tư thế phổ biến trong nhiều lớp học tư thế Chó úp mặt xuất hiện trong rất nhiều phong cách Yoga như một tư thế để tăng cường sức mạnh, tư thế chuyển đổi hoặc tư thế nghỉ ngơi.

Hướng dẫn:

  • Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông. Hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng sử dụng toàn bộ bề mặt của bàn tay gồm các ngón tay và lòng bàn tay áp chặt xuống sàn, ép ngón cái và ngón trỏ xuống..
  • Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, hai chân duỗi thẳng cố gắng cảm nhận nguồn năng lượng đang chạy ngược theo cánh tay, làm cho cánh tay mạnh mẽ và rắn chắc hơn. Cảm nhận ngón cái hai bàn tay như dính vào nhau để xoay nhẹ hai bàn tay vào bên trong một chút.
  • Dịch chuyển hai tay lên phía trước, lùi chân về phía sau để kéo dài thân người. Ép chặt bắp đùi khi di chuyển
  • Giữ tư thế này từ 1 đến 3 phút, chú ý vào hơi thở. Sau đó từ từ gập đầu gối lại và trở về tư thế Đứa Trẻ.

Tư thế Chó úp mặt

Lợi ích

  • Căng cột sống, gân kheo, cơ mông, bắp chân, củng cố cơ Đenta và cơ 3 đầu
  • Giảm căng thẳng, trầm cảm, tăng sinh lực cho cơ thể
  • Tăng cường sức mạnh cho cánh tay
  • Giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh, đau bụng kinh
  • Ngăn ngừa loãng xương, cải thiện tiêu hóa
  • Giảm đau đầu, mất ngủ, đau lưng, mệt mỏi
  • Hen suyễn, đau thần kinh tọa, viêm xoang

Chống chỉ định

Bạn nào bị cách triệu chứng dưới đây thì chú ý không tập tư thế Chó úp mặt này nhé!

  • Hội chứng ống cổ tay
  • Người bị huyết áp cao, đau đầu, tiêu chảy
  • Phụ nữ mang thai thời kỳ cuối.

Định tuyến tư thế

Hai chân rộng ngang hông Quay mặt ra sau để kiểm tra khoảng cách giữa hai chân. Nếu nhìn thấy gót chân thì cố gắng xoay nhẹ ra ngoài để không nhìn thấy được nữa.

Dùng hai cánh tay Khi ép tay xuống sàn, cố gắng cảm nhận nguồn năng lượng đang chạy ngược theo cánh tay, làm cho cánh tay mạnh mẽ và rắn chắc hơn. Cảm nhận ngón cái hai bàn tay như dính vào nhau để xoay nhẹ hai bàn tay vào bên trong một chút.

Xoay cánh tay trên ra ngoài

Xoay vai ra bên ngoài

Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng thực ra về giải phẫu học ta có thể xoay cánh tay trên vào trong hoặc ra ngoài được. Cử động này hơi tinh tế. Khi thực hiện cứ nghĩ như mình đang giấu phần tay đó không cho người bên cạnh thấy. Ngoài ra động tác này cũng đẩy vai xa tai, tạo nhiều không gian cho cổ.

Đầu và cổ thẳng hàng với cột sống Điều cực kỳ quan trọng là phải nắm được vị trí đầu và cổ trong bất kỳ tư thế nào. Cổ lần một phần của cột sống nên phải thẳng hàng một cách tự nhiên với cột sống. Về mặt lý thuyết thì định tuyến đúng là đầu phải nằm giữa hai tay trên. Nhưng trong thực tế lại phải phụ thuộc vào giải phẫu của từng người. Điều quan trọng cần lưu ý là đừng để đầu bị treo lơ lửng hoặc vươn cổ ra xa quá.

Ép chặt hai bả vai và mở ở phần ngang lưng trên Ở tư thế này, lực ép trên vai và xung quanh cổ làm cổ căng và rất khó chịu. Bằng cách ép chặt hai bả vai và cảm nhận như bả vai đang được đẩy xuống xương cụt và mở vài ở phần ngang thắt lưng ra, tư thế sẽ ổn định hơn và chuẩn hơn.

Thóp bụng, kéo rốn sát vào xương sống Bụng khoẻ là điều cốt lõi ở tư thế này và có thể san sẻ bớt sức nặng ở vai và cổ tay và lưng xuống chân. Kéo xương sườn quanh bụng vào và giữ cho bụng ở trạng thái này trong cả tư thế.

Xoay đùi trong vào bên trong khi ép chặt đùi ngoài

Hệ cơ và xương ở vùng đùi khi thực hiện tư thế

Khi làm như vậy chú ý xem có dễ kéo xương cụt lên và sau sau hơn không

Thẳng chân, không làm thay đổi hình dạng của xương sống và chậu. Khi làm được như vậy thì bạn có thể bắt đầu kéo gót chân chạm sàn được. Có thể gót chân sẽ chạm sàn hoặc không tùy vào khả năng của từng người. Nhưng một trong những tác dụng chính của tư thế này là giúp giãn cơ thể theo đôi chân. Tuy nhiên tốt nhất là hạ gót chạm sàn thì bạn sẽ trải nghiệm tốt hơn, nhất là đối với xương sống.

Đăng kí tư vấn

    Tư vấn Zalo 0973.511.204